X
ĐỐI VỚI NHỮNG HỌC SINH ĐANG HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRONG TP HỒ CHÍ MINH, TRƯỜNG NAM VIỆT NHẬN ỦY QUYỀN CỦA PHỤ HUYNH ĐỂ LIÊN HỆ TRƯỜNG CŨ HOÀN THIỆN ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ NHẬP HỌC.

Trường THCS-THPT Nam Việt: Nơi phụ huynh gửi gắm niềm tin

1111 Lượt xem

Năm 2011, hệ thống giáo dục ngoài công lập của thành phố Hồ Chí Minh đón nhận thêm một thành viên mới, đó là sự kiện trường THPT Nam Việt ra đời và chính thức đi vào hoạt động.

Đôi ngũ cán bộ quản lý trường Nam Việt

Tuy “sinh sau đẻ muộn” lại góp mặt vào hệ thống giáo dục ngoài công lập đúng vào lúc các trường tư thục đang trong thế cạnh tranh quyết liệt, nhưng với tiêu chí của riêng mình, Nam Việt đã từng bước trưởng thành vững chắc và chỉ sau hơn ba năm hoạt động, Nam Việt đã khẳng định được niềm tin của mình đối với các bậc phụ huynh trên khắp mọi miền đất nước đã và đang có con em theo học tại đây.

Ngay từ buổi đẩu thành lập, trường Nam Việt đã may mắn quy tụ được một đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm sư phạm và điều quan trọng nhất mang tính chất quyết định cho sự thành công trong chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục của Nam Việt đó là đội ngũ thầy cô giáo của nhà trường luôn rất tâm quyết với sự nghiệp trồng người, và chính họ- những thầy cô giáo tận tụy ấy đã thật sự là những kỹ sư tâm hồn, luôn cận kề bên cạnh học sinh thân yêu để dìu dắt, chăm bồi, dạy dỗ định hướng cho những “cây đời” non trẻ này từng bước trưởng thành. Và cũng chính họ là những người trực tiếp, tiên phong trong quá trình thực hiện chiến lược đào tạo của nhà trường- một chiến lược được tập thể HĐQT, BGH và Hội cha mẹ học sinh của trường vạch ra là đào tạo toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng về giáo dục nhân cách sống, gieo vào tâm hồn các em những suy nghĩ tốt đẹp, khơi dậy trong lòng các em tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của bản thân với xã hội, với gia đình. Thực tế đã chứng minh sau ba năm học tập và rèn luyện tại trường THPT Nam Việt, dưới sự tận tâm tận lực dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô, các em đã trưởng thành. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng vẫn thỉnh thoảng quay về thăm lại trường cũ và nói lời tri ân với những người đã dìu dắt dạy bảo các em nên người- phần thưởng này đối với nhà trường là vô giá.

Tuy là một trường được nằm ở vị trí khá thuận lợi, được đầu tư các trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy và sinh hoạt hiện đại và khép kín với khu thể thao gồm hồ bơi, sân cầu long, khu ký túc xá nam nữ riêng biệt, phòng học, phòng nghỉ được trang bị máy lạnh, ti vi, Internet… nhưng với chủ trương “trọng chất hơn trọng đông”, lãnh đạo nhà trường luôn tuyển sinh dừng lại ở mức quy định của bộ GD&ĐT, điều đáng ghi nhận ở đây là tuy tuyển sinh hạn chế về số lượng nhằm đảm bảo môi trường dạy và học, quản lý học sinh tốt nhất thì Nam Việt không tuyển chọn đầu vào đối với học sinh- nghĩa là tất cả các em đều có quyền được vào học khi sỉ số nhà trường còn cho phép. 

Các Thầy Cô giàu tâm quyết với "sự nghiệp trồng người của nhà trường

Chúng tôi cũng cảm thấy lạ về “chủ trương tuyển sinh giới hạn và không xem trọng xét tuyển học sinh đầu vào” này, bởi phần đông (nếu không muốn nói là hầu hết) các trường học khối tư thục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp làm giáo dục nên việc càng đông học sinh thì lợi nhuận càng cao và “xét nét” học sinh đầu vào vốn là căn bệnh trầm kha tồn tại rất lâu đời bởi họ rất sợ học sinh yếu, cá biệt từ các trường khác chuyển về sẽ làm ảnh hưởng tới thành tích của nhà trường.

Để lý giải cho vấn đề này, chúng tôi được nhà giáo Phan Thị Ánh Hoàng chia sẽ:

Đành rằng đã là doanh nghiệp thì lợi nhuận kinh doanh phải được đặt lên trên là lẻ đương nhiên nhưng với chúng tôi thì không phải là quan trọng nhất, bản thân tôi là nhà giáo đã từng nhiều năm đứng lớp giảng dạy nên tôi hiểu cái “lời” lớn nhất của người làm giáo dục là nhìn thấy học trò mình lớn lên, trưởng thành và trở thành những người có ít cho xã hội. Còn về chất lượng tuyển sinh đầu vào chúng tôi không “xét nét” với học sinh bởi thành lập trường là cho các em học, các em chưa ngoan rồi sẽ ngoan, các em học yếu rồi sẽ được trang bị kiến thức cho bằng các bạn, chúng tôi có những phương pháp riêng và thật sự thì đối với đội ngủ thầy, cô giáo của trường khi Nam Việt tuyển dụng thì trái với học sinh, hội đồng xét tuyển rất nghiêm ngặt và thú thật là những cộng sự của tôi đều là những thầy cô giỏi nghề và nhiệt tâm, tận tụy với thiên chức của mình. 

Có lẽ chính từ phương pháp ‘rất ngược” này được xuất phát từ một quan điểm rất nhân văn, nên 3 năm liên tục Nam Việt luôn nằm trong top trường của thành phố có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 100% và những học sinh này khi rời mái trường Nam Việt đã thật sự trưởng thành, những năm tháng học tập và rèn luyện dưới mái trường Nam Việt đã xây đắp trang bị cho các em không chỉ kiến thức mà cả nhân cách và tâm hồn!

Đây chính là cái “lời” vô giá của người làm công tác giáo dục và cũng chính là niềm tự hào của những thầy cô giáo đang ngày đêm tận tụy vì các em!

Năm 2012, Hưởng ứng chương trình dự án “Ươm mầm tương lai” của Quỹ học bổng Dừ A Dính, trường THPT Nam Việt đã nhận nuôi dưỡng hai em học sinh Đinh Văn Rá và Đinh Thị Tưa (dân tộc Ba-na). Các em này thuộc diện học sinh vùng sâu của tỉnh Bình Định, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ngay sau khi về học tại trường THPT Nam Việt các em đã nhận được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của BGH, của các thầy cô và các em cũng nhận được tình cảm thân thiện, sự chia sẻ của bạn bè để tự tin hòa nhập với môi trường sống và học tập mới. Và với những nỗ lực của bản thân, với sự động viên, quan tâm chăm sóc dạy bảo của các thầy cô giáo các em đã có những bước tiến bộ trong học tập đáng biểu dương thông qua kết quả học tập là em Đinh Văn Rá và Đinh Thị Tưa khi mới bước vào trường học lực trung bình yếu nay đã vững tin bước vào cổng Trường Đại học ở Quy Nhơn và Quảng Nam. Ngoài việc nhận chăm sóc các em học sinh người dân tộc, thầy trò trường THPT Nam Việt còn là đơn vị đầu tiên trong cả nước tích cực hưởng ứng phong trào xây trường học vì học sinh Trường Sa thân yêu, phong trào nhắn tin vì Hoàng Sa- Trường Sa; tặng 30 xe lăn cho trẻ em bị chất độc màu da cam/dioxin.

Năm học 2012-2013, Các em học sinh đã không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô trường Nam Việt: 100% đỗ tốt nghiệp THPT, trong đó có những em đỗ với điểm rất cao. Đặc biệt có 82% học sinh đủ điều kiện vào các trường Đại học- Cao đẳng. Kết quả này minh chứng một cách thuyết phục cho chiến lược phát triển của nhà trường và đó cũng là phần thưởng vô giá mà các em đã đền đáp lại công lao dạy dỗ của thầy cô.

Từ sự nỗ lực của thập thể lãnh đạo nhà trường, của thầy cô, trường THPT Nam Việt đã khẳng định mình thông qua niềm tin của các bậc phụ huynh trên khắp mọi miền đất nước đã và đang có con em theo học tại đây.

Với những kết quả đạt được, Trường PTTH Nam Việt được Bộ Giáo dục và Đào tạo tằng Bằng khen và đặc biệt nhà trường đã vinh dự được nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa về thăm nhiều lần và nói lời cảm ơn đến thầy cô của trường đã đồng hành cùng Quỹ học bổng trong thời gian qua. Đây không chỉ là sự động viên tinh thần, là niềm tự hào của tập thể thầy cô giáo và học sinh của trường mà còn là lời khẳng định về mô hình giáo dục của một trường tư thục- một mô hình mà ở đó chất lượng giáo dục được lãnh đạo nhà trường đánh giá thông qua sự hình thành nhân cách và kết quả học tập của học sinh.

Là doanh nghiệp thì lợi nhuận kinh doanh phải được đặt lên trên là lẻ đương nhiên nhưng với chúng tôi thì không phải là quan trọng nhất, bản thân tôi là nhà giáo đã từng nhiều năm đứng lớp giảng dạy nên tôi hiểu cái “lời” lớn nhất của người làm giáo dục là nhìn thấy học trò mình lớn lên, trưởng thành và trở thành những người có ít cho xã hôi. Còn về chất lượng tuyển sinh đầu vào chúng tôi không “xét nét” với học sinh bởi thành lập trường là cho các em học, các em chưa ngoan rồi sẽ ngoan, các em học yếu rồi sẽ được trang bị kiến thức cho bằng các bạn, chúng tôi có những phương pháp riêng và thật sự thì đối với đội ngủ thầy, cô giáo của trường khi Nam Việt tuyển dụng thì trái với học sinh, hội đồng xét tuyển rất nghiêm ngặt và thú thật là những cộng sự của tôi đều là những thầy cô gỏi nghề và nhiệt tâm, tận tụy với thiên chức của mình. 

(Nhà giáo Phan Thị Ánh Hoàng- phó hiệu trưởng trường THCS-THPT Nam Việt)

Với chủ đề "còn mãi với thời gian" học sinh Nam Việt lưu luyến chia tay mái trường Nam Việt khi trưởng thành

Tin tức khác

Tiêu điểm
Liên kết nhanh
Facebook
Về đầu trang